Trang chủ

Giới thiệu

In túi ni lông

Túi PE

Màng ép ly

In logo lên túi

Túi zipper

Bao bì ni lông

Dịch vụ in ấn

Liên hệ

Kinh nghiệm mở shop quần áo

4.0/5 (2 votes)

Kinh doanh quần áo, thời trang là lĩnh vực đầy tìm năng nhất là đối với những bạn trẻ muốn khởi nghiệm. Tuy việc mở shop quần áo không quá khó khăn, nhưng với đầy rẫy những thách thức trên thị trường đầy cạnh tranh như hiện nay thì đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. 

Kinh nghiệm mở shop quần áo

1. Lưu ý khi kinh doanh mở shop quần áo

Trang bị tốt những kiến thức về thời trang, tìm hiểu các điều kiện cần thiết để mở shop quần áo là điều tiên quyết để bạn trở thành một tân binh “hùng dũng” khi bước vào thị trường này. 

Cho dù bạn đang có nhu cầu mở shop quần áo trẻ em, shop quần áo nam hay shop quần áo nữ thì cũng nên “bỏ túi” cho mình những kinh nghiệm dưới đây.

1.1 Dự toán chi phí mở shop quần áo

Để mở shop quần áo, chắc chắn bạn cần có một số vốn nhất định. Số vốn này sẽ tùy thuộc vào quy shop mà bạn định mở. Hiện nay chi phí để mở một shop quần áo nhỏ rơi vào khoảng 60 – 90 triệu đồng, đương nhiên nếu bạn muốn shop mình có quy mô lớn thì số tiền này sẽ tăng lên. Các khoản bạn cần phải chi để mở shop quần áo đó chính là:

  • Vốn nhập hàng ( chiếm khoảng 50% số vốn)
  • Tiền thuê mặt bằng, trang trí của hàng, chi phí mua một số công cụ cần thiết, chi phí quảng cáo…

Nếu bạn đã dự toán được hết những khoảng chi phí này và cảm thấy mình đủ khả năng để mở shop thì hãy bắt tay vào chuẩn bị cho những việc cần làm khi mở shop quần áo tiếp theo thôi.

1.2 Đặt tên shop quần áo

Đặt tên shop quần áo gắn liền với thương hiệu của bạn. Việc đặt tên shop quần áo cũng rất quan trọng để giúp bạn có thu hút được khách hàng hay không. Các shop thời trang trên thị trường ngày càng mọc lên như nấm từ các thương hiệu lớn đến những shop nhỏ. 

Nếu như bạn đặt tên thương hiệu của mình quá mờ nhạt sẽ khó gây bật được ấn tượng trong lòng khách hàng và làm cho họ nhanh chóng xóa nhòa cái tên shop của bạn ra khỏi bộ nhớ.

Vì vậy, việc đặt một cái tên cho shop quần áo thật “kêu”, thật ấn tượng, thật độc đáo đòi hỏi bạn cần phải có thời gian suy nghĩ, tìm hiểu kỹ lưỡng. 

Có rất nhiều cách đặt tên shop quần áo hay, ý nghĩa nhưng một tips đặt tên dành cho bạn là nên đặt những cái tên ngắn, đánh vào tâm lý khách hàng hoặc để nâng cao tính chuyên nghiệp và sang trọng bạn có thể đặt tên shop quần áo của mình bằng tiếng Anh.

Một số gợi ý đặt tên shop quần áo hay dành cho các bạn như: She Boutique, Lady's House, Đẹp từng cm, I’m a girl, girlstyle…

>> Các bạn xem thêm cách đặt tên cho shop quần áo hay và ý nghĩa

1.3 Tìm vị trí đắc địa

Tất nhiên khi mở shop quần áo bạn cần phải tìm vị trí cho shop của mình, càng đắc địa càng tốt nếu bạn có tài chính tốt một chút. Bởi vì vị trí thuận lợi quyết định phần lớn đến hiệu quả kinh doanh của cửa hàng.

Tuy nhiên, nếu bạn không có đủ chi phí thì có thể lựa chọn giải pháp thuê mặt bằng để kinh doanh. Việc thuê hoặc chọn vị trí để mở shop bạn nên chú ý những vấn đề sau:

a) Nên lựa chọn vị trí cửa hàng ở các khu buôn bán trung tâm

Những khu trung tâm sẽ tập trung lưu lượng khách qua lại rất lớn. Nếu mở cửa hàng ở vị trí mặt tiền của đường lớn, ở những khu vực này thì shop của bạn không cần quảng cáo nhiều cũng được nhiều người biết đến mang về hiệu quả kinh doanh cao. 

b)  Lựa chọn khu tập trung đông dân cư

Những khu vực đông dân cư có trình độ dân trí cao cũng là một trong những địa điểm lý tưởng để bạn mở shop. Buôn bán ở những khu vực này, bạn nên ,tập trung vào việc thiết kế những mẫu quần áo thời trang đẹp mắt, độc, lạ, trưng bày sản phẩm đẹp mắt để thu hút sự chú ý của người xem.

c)  Lựa chọn vị trí đặt cửa hàng có cơ sở hạ tầng hợp lý

Cơ sở hạ tầng là một trong những điều kiện góp phần thúc đẩy phát triển kinh doanh rất lớn. Giao thông và lối qua lại của khách hàng cũng là điều cần lưu ý, đảm bảo cửa hàng có nơi đỗ xe thuận tiện. Khách hàng thường thích các cửa hàng có bãi đỗ xe phía trước rộng rãi, an toàn và là điểm đến lý tưởng cho mỗi lần tham quan, mua sắm.

1.4 Xác định khách hàng mục tiêu

Thị trường thời trang vô cùng rộng lớn, bạn không nên quá “tham” muốn bán thật nhiều loại cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. 

Bạn nên khoanh vùng đối tượng mà mình muốn phục vụ, vì nếu nhắm đến quá nhiều đối tượng khách hàng, bạn sẽ không có đủ thời gian để nghiên cứu lựa chọn sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu của khách hàng mục tiêu.

Bạn cần xác định được mặt hàng mình muốn bán. Bạn sẽ bán quần áo nam, quần áo nữ, trang phục trẻ em, trang phục công sở… và tập trung vào tìm hiểu nó.

1.5 Nghiên cứu thị trường

Không ít các bạn trẻ kinh doanh thời trang theo sở thích cá nhân, vì thế mà chỉ dựa vào mắt thẩm mĩ của mình để chọn đồ về bán điều này vô cùng chủ quan. 

Bởi thị hiếu của khách hàng càng ngày càng thay đổi mà cách nhìn của bạn không thể nào đánh trúng vào tâm lý của tất cả khách hàng vì thế bạn cần nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng trước khi bắt đầu vào kinh doanh.

Ở khâu này, trước tiên bạn hãy tìm hiểu xem đối thủ của mình đang kinh doanh theo mô hình nào cũng như các mẫu mã, thể loại, kiểu dáng đang được ưa chuộng.

Sau đó, tìm hiểu kĩ hơn về giá cả, phân tích người ta tốt ở chỗ nào, chưa được ở đâu, nguyên nhân tồn tại hoặc thất bại ra sao. Để từ đó đánh giá và rút kinh nghiệm cho mình khi chuẩn bị mở shop.

Việc quan trọng tiếp theo chính là phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa cho shop quần áo của bạn. 

Tìm hiểu thông tin chi tiết về các shop quần áo trong khu vực và sức cạnh tranh của họ, tính toán cách bạn tiếp thị đến khách hàng của bạn, các kênh phân phối bán hàng của bạn, và tính bền vững các lợi thế cạnh tranh của bạn.

1.6 Tìm nguồn hàng

Đối với người mới bắt đầu thì câu hỏi lấy hàng ở đâu là vấn đề lớn được đặt ra. Có rất nhiều cách để bạn có nguồn hàng kinh doanh như: tự thiết kế và nhập hàng từ nhà cung cấp và order trên các trung tâm thương mại điện tử…

+ Kinh doanh quần áo tự thiết kế

Hiện nay xu hướng mặt quần áo thiết kế rất được ưa chuộng. Nếu bạn có kiến thức về thiết kế cũng như thẩm mỹ tốt thì nên đi theo hướng này để tránh được sự cạnh tranh khắc khe trên thị trường.

+ Nhập hàng từ các chợ đầu mối

 Còn nếu bạn chỉ đơn thuần muốn nhập hàng về kinh doanh thì cũng không sao, bạn có thể tìm những nơi cung cấp quần áo sỉ uy tín, chất lượng, giá cả hợp lý để nhập hàng.

Một số địa chỉ các bạn có thể tham khảo để nhập hàng giá sỉ là như: 

  • Khu vực phía Bắc: Chợ Ninh Hiệp, Chợ Đồng Xuân, Chợ Móng Cái, Tân Thanh Lạng Sơn
  • Khu vực miền Nam: Chợ Tân Bình, Chợ Hạnh Thông Tây, Chợ Cây Gõ, Chợ An Đông, Chợ Bình Tây…

+ Nhập hàng từ các xưởng may, gia công

Các xưởng may, khu gia công cũng là một gợi ý hay khi bạn không biết nhập hàng ở đâu. Lấy hàng tại các xưởng may có ưu điểm là giá xuất xưởng sẽ rẻ hơn rất nhiều, tầm khoảng 10 - 20% so với giá nhập tại các khu chợ và chất lượng cũng có phần tốt hơn.

Khi nhập hàng tại xưởng may, bạn cần đảm bảo thứ nhất là về nguồn hàng chất lượng phải tốt, thứ hai là uy tín của xưởng và cuối cùng là mức giá ưng ý.

+ Order từ các trang thương mại điện tử Trung Quốc

Các trang thương mại điện tử như Taobao, Alibaba, Tmall hiện đang rất được rất nhiều “startup” trẻ tuổi quan tâm.

Sở dĩ những trang thương mại điện tử này trở nên thu hút vì nguồn hàng ở trên này rất phong phú và đa dạng và hợp xu hướng.

Để lấy hàng từ các trang mạng điện tử Trung Quốc, bạn chỉ cần trực tiếp truy cập vào các website như Taobao.com, tìm cửa hàng và sản phẩm phù hợp rồi tiến hành đặt hàng.

Ngoài những các này thì bạn có thể trực tiếp đi lấy hàng từ nước ngoài về bán như Quảng Châu hay Thái Lan, tuy nhiên đối với phương pháp này thì cần khá nhiều chi phí. Bạn có thể cân nhắc thực hiện khi shop mình đã đủ “mạnh”.

1.7 Cách thức giao hàng – thanh toán

Đối với shop quần áo thì phần lớn việc giao hàng và thanh toán được thực hiện trực tiếp tại shop. Việc lựa chọn công cụ để đựng quần áo cho khách hàng cũng cần được chú ý. 

Kinh nghiệm đối với những shop quần áo mới mở chưa có nhiều vốn thì các bạn nên lựa chọn túi ni lông để đựng quần áo cho khách. Vì túi ni lông đựng quần áo có giá thành rất rẻ, lại có tính thẩm mỹ cao. 

Đặc biệt, túi ni lông còn cho phép in ấn thông tin của shop một cách dễ dàng để khách hàng có thể nhớ đến cửa hàng của bạn lâu hơn, vô hình chung đây trở thành công cụ quảng cáo đầy hiểu quả. 

Không chỉ những shop quần áo mới mở mà ngay cả những shop quần áo lớn cũng lựa chọn túi ni lông để đựng quần áo cho khách hàng. Việc cần làm là bạn chỉ cần tìm xưởng sản xuất túi ni lông để được in túi ni lông theo yêu cầu của mình.

Còn đối với việc thanh toán, ngoài thanh toán tiền mặt trực tiếp cửa hàng của bạn nên áp dụng phương pháp thanh toán qua thẻ ngân hàng để tiện lợi hơn cho khách hàng của mình.

1.8 Trang trí và trưng bày shop

Dù cửa hàng của bạn là cửa hàng lớn hay nhỏ thì vấn đề trang trí, thiết kế cửa hàng vô cùng quan trọng. Một cửa hàng với thiết kế nổi bật, ấn tượng sẽ giúp khách hàng ghi nhớ về cửa hàng của bạn lâu hơn và sẽ là lựa chọn cho những lần mua sắm tiếp theo.

Về nội thất bên trong: giá kệ thời trang, móc treo phải bắt mắt và tập trung vào khu trưng bày sản phẩm, nên phân loại quần áo và móc thành những khu vực riêng để khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn.

Bạn cũng có thể trang bị thêm ghế sofa để khách ngồi chờ khi mua sắm. Màu sắc nội thất phải hài hòa với màu sơn của tường để tránh tình trạng chói mắt gây khó chịu.

Bên cạnh đó, bạn có thể trang bị thêm hệ thống đèn rọi ray để chiếu dáng và tạo điểm nhấn cho sản phẩm một cách tối ưu.

Thiết kế ngoại thất: Băng rôn quảng cáo biển hiệu, in 1 số hình ảnh về thời trang treo trên từng khu vực sản phẩm cho sinh động.

1.9 Đăng ký kinh doanh

Đối với việc mở shop (cửa hàng) quần áo có quy mô kinh doanh nhỏ lẻ, số vốn đầu tư ban đầu không lớn, số lượng lao động dự định thuê ít hơn 10 người thì bạn cũng cần đăng ký kinh doanh với hình thức là hộ kinh doanh.

Để đăng ký kinh doanh shop quần áo theo hình thức hộ kinh doanh bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • Bản sao chứng minh thư nhân dân có công chứng của chủ cửa hàng hay chủ hộ kinh doanh;
  • Hợp đồng thuê cửa hàng hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Giấy đề nghị cấp phép đăng ký hộ kinh doanh cá thể.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ này thì bạn nộp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi dự định mở shop (cửa hàng) quần áo. Nếu hồ sơ hợp lệ sau 3 ngày bạn sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

>> Các bạn xem thêm mô hình hộ kinh doanh cá thể là gì

1.10 Kinh nghiệm mở shop quần áo nam

Hiện nay thị trường quần áo nam cũng không kém cạnh gì so với quần áo nữ, Nếu bạn xác định mục tiêu và đối tượng của mình là thời trang nam thì hãy tham khảo những bí quyết dưới đây.

a) Tạo phong cách nhất quán cho shop

Khi kinh doanh shop quần áo nam, việc tạo và duy trì một phong cách nhất quán cho cửa hàng quần áo nam của mình là rất quan trọng, ví dụ như phong cách bụi trần, cá tính hay sang trọng, lịch lãm… 

Gắn bó với một phong cách duy nhất sẽ giúp bạn dễ xây dựng hệ thống khách hàng trung thành, bởi vì đa số nam giới đều sẽ lựa chọn những shop quen để ghé đến thường xuyên thay vì tìm kiếm nhiều shop khác nhau để thay đổi phong cách như nữ giới.

Bên cạnh đó, phong cách của shop cũng tạo ra nét cá tính riêng biệt cho shop kinh doanh quần áo nam của mình. Khách hàng sẽ dễ dàng nhớ đến bạn hơn là một cửa hàng tạp nham, không có điểm riêng biệt.

b) Nắm bắt xu hướng thời trang nam

Các mặt hàng thời trang nam ngày càng trở nên đẹp mắt và mới lạ hơn, phong cách thường được hướng đến sự đơn giản tinh tế phù hợp với xu hướng hiện nay.

c) Nên kinh doanh thêm phụ kiện

Thông thường nam giới sẽ có xu hướng lười đi shopping hơn so với nữ, chính vì thế bạn có thể kế hợp thêm những phụ kiện như giày, ví để kinh doanh cùng với thời trang nam. Như vậy, khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy ngay nhu cầu của mình mà không cần tìm đến những cửa hàng khác.

1.11 Kinh nghiệm mở shop quần áo nữ

Tương tự như kinh doanh quần áo cho nam, việc kinh doanh shop quần áo cho nữ bạn cũng cần chia nhỏ khách hàng mục tiêu của mình, chẳng hạn như: kinh doanh thời trang nữ tuổi teen, thời trang trung niên, thời trang công sở, trang phục dạ hội… để có thể phục vụ tốt nhất.

Xu hướng thời trang cho nữ thường nghiên về theo mùa, mỗi mùa bạn nên tìm hiểu thị trường để có thể nhập về những sản phẩm thích hợp.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể niêm yết giá trên tag của sản phẩm để cho khách hàng có thể cân đo được tài chính và không cần phải hỏi giá quá nhiều cũng như không cần phải trả giá cho sản phẩm.

1.12 Kinh nghiệm mở shop quần áo trẻ em

Thị trường quần áo trẻ em cũng nhộn nhịp không kém, tuy đối tượng phục vụ là trẻ em nhưng bạn lại giao dịch trực tiếp với phụ huynh nên bạn cần nắm bắt được tâm lý và thị hiếu của những đối tượng khách hàng này.

- Phân chia đồ theo khu vực để khách hàng dễ lựa chọn

Đối với việc kinh doanh quần áo trẻ em thì chắc chắn đối tượng của bạn sẽ là trẻ em từ sơ sinh đến 12 tuổi. Bạn nên phân chia theo từng khu vực để khách hàng có thể lựa chọn và bạn cũng có thể dễ dàng quản lý sản phẩm.

Ví dụ, bạn nên phân chia đồ cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi, từ 3 đến 5 tuổi, từ 5 đến 8 tuổi và từ 8 đến 12 tuổi. 

- Về màu sắc, họa tiết

Đối với thời trang trẻ em thì màu sắc, họa tiết rất đa dạng, thông thường các mẹ chọn đồ trẻ em cho con mình thường thích những màu sắc tươi sáng, họa tiết dễ thương, phù hợp với lứa tuổi. Bạn nên lựa nhập về full màu để khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn hơn.

- Đa dạng về sản phẩm

Không giống như mở shop quần áo nam hay nữ cần chia nhỏ đối tượng phục vụ. Đối với việc mở shop thời trang trẻ em bạn có thể nhập đa dạng sản phẩm để đáp ứng những nhu cầu như: Quần áo trẻ em nam nữ, quần áo trẻ em đi chơi, quần áo trẻ em mặc nhà hoặc kèm theo một số phụ kiện để phụ huynh dễ lựa chọn vì đa số bậc phụ huynh sẽ không có nhiều thời gian để mua sắm. 

Vì thế shop bạn có tgeer đáp ứng tốt những nhu cầu cần thiết này thì thật tiện lợi cho các mom.

2. Kinh nghiệm mở shop quần áo online

Bên cạnh phương pháp kinh doanh mở shop quần áo như truyền thống thì hiện nay phương pháp kinh doanh quần áo online đang phát triển rầm rộ nhất là trong thời đại 4.0 mạng Internet phát triển mạnh mẽ như hiện nay. 

Tương tự như cách kinh doanh cửa hàng trực tiếp, bạn cũng cần nghiên cứu thị trường, chọn khách hàng mục tiêu, tìm nguồn nhập hàng… Bên cạnh đó, bạn cần trang bị thêm những kinh nghiệm mở shop quần áo online sau đây: 

2.1 Xây dựng kênh bán hàng trực tuyến 

Các kênh bán hàng trực tuyến sẽ là cửa hàng của những chủ shop online. Bạn có thể xây dựng “cửa hàng” của mình trên những kênh sau đây:

  • Bán hàng trên các website có sẵn: Đối với những bạn mới bắt đầu kinh doanh online có thể đăng bán các sản phẩm của mình trên các website có sẵn, các trang rao vặt, các trang thương mại điện tử…
  • Bán quần áo online trên Facebook, Instagram,…: Đây là các kênh bán hàng online thịnh hành nhất hiện nay. Với các trang này bạn phải thường xuyên cập nhật sản phẩm, đăng bài chia sẻ về các hoạt động liên quan để nâng cao tương tác và độ tin cậy cho khách hàng.
  • Thiết kế website thời trang: Khi hoạt động kinh doanh đi vào ổn định, ngoài việc bán trên các trang mạng xã hội bạn nên mở 1 website riêng cho mình để không phải chịu sự quản lý của bất kì ai cũng như tăng uy tín, tin cậy, tính chuyên nghiệp cho shop online của mình. 

Tại đây bạn sẽ dễ dàng quản lý việc kinh doanh quần áo online, đặt hàng, tạo cổng thanh toán cho khách hàng. Bán hàng online quần áo trên website cũng đang đem loại một lợi nhuận khổng lồ cho các chủ shop.

2.2 Đầu tư cho quảng cáo

Để khách hàng biết đến shop thời trang online của mình bạn cần phải chạy quảng cáo. Quảng cáo giúp thương hiệu và sản phẩm của bạn tiếp cận đến nhiều người hơn, thu hút được sự quan tâm của nhiều người hơn.

Hiện nay có rất nhiều cách bán hàng online quần áo để quảng cáo trực tuyến. Bạn có thể sử dụng những công cụ có sẵn của Google như Adwords, chạy quảng cáo của Facebook, đặt banner lên các website khác hoặc sử dụng video marketing. Những phương thức quảng cáo này đều có thể mang lại cho bạn một lượng khách 

2.3 Chăm sóc khách hàng

Khi đã có được khách hàng tìm đến bạn đừng quên chăm sóc khách hàng thật kỹ lưỡng, thường xuyên check tin nhắn trả lời khách hàng cũng như trả lời tất cả những comment sớm nhất có thể. 

Khi khách đã mua hàng bạn cũng đừng quên nhắn tin về độ hài lòng của khách khi nhận được sản phẩm để biết được mình có phục vụ khách hàng tốt hay không, từ đó có cách chăm sóc khách hàng hiệu quả hơn và xin một vài feed back từ khách hàng để update lên facebook nhằm tăng độ tin cậy của sản phẩm. 

2.4 Đăng tải hình ảnh đẹp, chất lượng

Sử dụng hình ảnh đẹp, hấp dẫn luôn là cách bán quần áo online trên Facebook hiệu quả. Đặc biệt hình ảnh tốt nhất nên là hình ảnh thật do chính shop của bạn tự chụp. 

Do tâm lý mua hàng của khách hàng qua hình thức online đều có tâm lý e ngại, giữa những hình ảnh giống nhau trên mạng thì khách hàng khó có thể tin tưởng ở chất lượng sản phẩm của bạn.

Chính vì thế nếu bạn đã nhập hàng về sẵn thì hãy tự chụp sản phẩm của mình để đăng lên fanpage, bạn có thể tự làm mẫu hoặc nhờ bạn bè làm mẫu cho sản phẩm của mình. 

Hoặc nếu chụp sản phẩm thì lựa chọn phông nền để làm nổi bật sản phẩm, tốt nhất là màu trắng. Trang phục được chụp càng nhiều góc độ càng tốt

2.5 Có thông tin liên hệ cụ thể

Dù là bán hàng online bạn cũng cần để địa chỉ liên lạc, bởi tâm lý khách hàng thường không tin tưởng những gì không rõ nguồn gốc. Ngoài ra bạn cũng cần cung cấp thêm nhiều cách liên hệ khách cho khách hàng, như email, số điện thoại bàn, …để giúp khách hàng tương tác với bạn dễ dàng.

2.6 Đóng gói và vận chuyển

Thay vì sử dụng cách đóng gói hàng hóa theo các truyền thống thì hiện nay đa số các shop kinh doanh quần áo online đều sử dụng túi niêm phong để đóng gói sản phẩm của mình vận chuyển cho khách hàng. 

Đây là cách đóng gói vừa nhanh vừa tiện lợi lại vô cùng chuyên nghiệp dành cho các shop. Khi bạn đã bán sản phẩm chất lượng thì cách đóng hàng cũng cần chuyên nghiệp để khách hàng có thể nhớ và ấn tượng hơn với shop của bạn.

Túi niêm phong cũng không quá đắt, bạn có thể tìm đến những công ty sản xuất bao bì để đặt hàng cho phù hợp với yêu cầu của mình.

Trên đây là những chia sẻ tất tần tật những kinh nghiệm về mở shop quần áo, hy vọng thông qua bài viết này các bạn có thể tự tin mở shop quần áo và kinh doanh hiệu quả.

>> Các xem thêm kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm