Những điều cần biết khi kinh doanh quần áo
Quần áo luôn là nhu cầu thiết yếu của mọi người, vì thế yêu cầu và xu hướng thời trang không ngừng biến hóa linh hoạt. Vậy nên việc kinh doanh quần áo thời trang chưa bao giờ là hết hot.
Những điều cần biết khi kinh doanh quần áo
Cũng chính vì thế mà thị trường kinh doanh quần áo ngày càng cạnh tranh khốc liệt. Nếu muốn đứng vững và phát triển ở thị trường này bạn cần nắm rõ về đặc điểm của quần áo thời trang cũng như “bỏ túi” những kinh nghiệm khi kinh doanh quần áo. Bài viết dưới đây, Phú Thành xin chia sẻ đến các bạn những điều cần biết khi kinh doanh shop thời trang, tham khảo ngay nhé!
1. Đặc điểm về sản phẩm quần áo thời trang
Quần áo là sản phẩm không thể thiếu đối với tất cả mọi người, bất kể độ tuổi, giới tính. Tuy nhiên, có bao giờ bạn đã để ý đến đặc điểm của quần áo? Nếu bạn đang có nhu cầu kinh doanh quần áo thì bắt buộc bạn phải nắm được những đặc điểm này để có thể giúp cho việc kinh doanh quần áo của mình thuận lợi hơn nhé!
a) Đối tượng sử dụng:
+ Theo giới tính : quần áo nam, quần áo nữ.
+ Theo lứa tuổi: quần áo trẻ em (trẻ sơ sinh, thiếu nhi, thiếu niên), quần áo thanh niên, quần áo trung niên, quần áo cho người già.
b) Quần áo thay đổi theo mùa:
Mỗi mùa thì nhu cầu thời trang sẽ khác nhau: Chẳng hạn mùa đông cần quần dài, áo dài để giữ ấm. Mùa hè sẽ có những loại quần áo mát mẻ, dễ măc. Mùa xuân sẽ có quần áo sặc sỡ, tươi vui.
c) Nhiều chức năng
Chức năng của quần áo rất đa dạng như: quần áo sinh hoạt, quần áo thể thao, quần áo lao động (quần áo làm việc, quần áo bảo hộ, quần áo bảo vệ,…), quần áo biểu diễn nghệ thuật.
d) Kết cấu :
+ Áo : sản phẩm che phủ phẩn cơ thể người từ cổ trở xuống.
+ Quần : sản phẩm che phủ phần cơ thể người từ eo trở xuổng và chia thành hai ống để che phủ phần chân
+ Váy : sản phẩm che phủ phđn cơ thể người từ eo trở xuống và chỉ có một ống.
Theo đó, bạn cần xác định được khách hàng mình là ai, nhu cầu của họ là gì từ đó sẽ nhập sản phẩm phù hợp với đối tượng khách hàng này.
2. Kinh nghiệm kinh doanh shop quần áo
Bạn có thể dễ dàng mở một cửa hàng kinh doanh quần áo, nhưng việc vận hành và giúp nó tồn tại lâu trên thị trường cạnh tranh như hiện nay thì không dễ dàng một chút nào. Những kinh nghiệm kinh doanh shop thời trang dưới đây có thể sẽ phần nào giúp bạn thuận lợi hơn trong việc kinh doanh quần áo đấy.
2.1 Xác định đối tượng khách hàng
Đầu tiên bạn cần phải xác định được rằng mình muốn kinh doanh mặt hàng thời trang nào, đối tượng khách hàng mình muốn phục vụ là ai? Vì như chia sẻ ở trên có rất nhiều mặt hàng quần áo để bạn có thể lựa chọn kinh doanh.
Theo kinh nghiệm kinh doanh quần áo của người đi trước thì không nên tham lam nhắm vào quá nhiều đối tượng khách hàng. Bởi chắc chắn rằng bạn sẽ không có đủ thời gian để có thể lựa chọn sản phẩm cho quá nhiều đối tượng, lứa tuổi và rất dễ tạo nên hàng tồn nếu không phù hợp với thị hiếu người dùng.
Vậy nên, khi kinh doanh quần áo, bạn cần phải xác định mình sẽ mở cửa hàng bán quần áo nam hay nữ, bán cho sinh viên hay dân công sở, hướng tới đối tượng thu nhập cao hay trung bình. Đây là bước rất quan trọng vì nó sẽ quyết định số vốn bạn phải bỏ ra, nguồn hàng, chiến lược tiếp thị sau này.
2.2 Tìm hiểu thị trường
Khi có kế hoạch mở shop quần áo, bạn hãy tìm hiểu xem những “đối thủ” của mình kinh doanh như thế nào? Chất lượng ra sao, kiểu dáng, chất liệu? Để từ đó đánh giá và rút kinh nghiệm cho mình khi chuẩn bị mở shop.
Tìm kiếm thông tin chi tiết về các cửa hàng bán lẻ quần áo trong khu vực và sức cạnh tranh của họ, tính toán cách bạn tiếp thị đến khách hàng của bạn, các kênh phân phối bán hàng của bạn, và tính bền vững các lợi thế cạnh tranh của bạn.
Bên cạnh đó bạn cũng cần nắm được xu hướng khách hàng, mẫu mã, thể loại, hot trend đang được ưa chuộng trên thị trường. Sau đó, tìm hiểu kĩ hơn về giá cả, phân tích người ta tốt ở chỗ nào, chưa được ở đâu, nguyên nhân tồn tại hoặc thất bại ra sao…
Bạn nên khảo sát nhu cầu thị trường trong suốt quá trình kinh doanh của mình để nắm bắt được xu hướng thị trường từ đó đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. Thời trang luôn thay đổi theo mùa, theo thời điểm chính vì thế để việc kinh doanh thời trang của bạn không lạc hậu bạn phải cập nhật và lập kế hoạch kinh doanh quần áo liên tục để thích nghi.
2.3 Lựa chọn mô hình kinh doanh quần áo
Hiện nay có 2 mô hình kinh doanh quần áo đó chính là kinh doanh quần áo offline bằng cách mở shop quần áo và kinh doanh quần áo online. Tùy vào khả năng tài chính của mình mà bạn có thể lựa chọn mô hình thích hợp.
a) Kinh doanh quần áo bằng cách mở shop
Nếu bạn có một số vốn kha khá và muốn gia tăng độ tin cậy cho sản phẩm của mình thì có thể lựa chọn mô hình kinh doanh quần áo bằng cách mở shop. Việc mở shop để kinh doanh quần áo thì bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây:
- Lựa chọn mặt bằng: Lựa chọn mặt bằng để mở shop là công việc hết sức quan trọng trong kế hoạch kinh doanh shop thời trang. Bởi vì vị trí thuận lợi quyết định phần lớn đến hiệu quả kinh doanh của cửa hàng.
Khi lựa chọn mặt bằng kinh doanh quần áo bạn cần lựa chọn các vị trí như: ở khu vực trung tâm, khu vực đông dân cư hoặc khu vực có cơ sở hạ tầng tốt.
- Thiết kế cửa hàng: Một cửa hàng với thiết kế nổi bật, ấn tượng sẽ giúp khách hàng ghi nhớ về cửa hàng của bạn lâu hơn và sẽ là lựa chọn cho những lần mua sắm tiếp theo.
- Thiết kế nội thất: giá kệ thời trang, móc treo phải bắt mắt và tập trung vào khu trưng bày sản phẩm, càng thời trang càng tốt. Bạn cũng có thể trang bị thêm ghế sofa để khách ngồi chờ khi mua sắm.
- Thiết kế ngoại thất: Băng rôn quảng cáo biển hiệu, in 1 số hình ảnh về thời trang treo trên từng khu vực sản phẩm cho sinh động.
- Thuê nhân viên: Bạn cần xác định rằng với quy mô shop thời trang của mình thì có nên thuê nhân viên để phụ giúp hay không? Bao nhiêu nhân viên là đủ?
Khi thuê nhân viên bạn cần hướng dẫn họ cách bán hàng, chăm sóc khách hàng sao cho chu đáo vui vẻ để khách hàng cảm thấy hài lòng về các dịch vụ của mình.
b) Kinh doanh quần áo online
Để bán quần áo online bạn cần xây dựng được những kênh bán hàng online cho mình. Đối với phương thức buôn bán online bạn có thể xây dựng các kênh bán hàng dưới đây.
- Bán hàng trên các website có sẵn: Đối với những bạn mới bắt đầu kinh doanh quần áo trẻ em online có thể đăng bán các sản phẩm của mình trên các website có sẵn, các trang rao vặt, các trang thương mại điện tử…
- Bán quần áo online trên Facebook, Instagram,…: Đây là các kênh bán hàng online thịnh hành nhất hiện nay. Bạn có thể bán trên trang Facebook cá nhân hay tạo một Fanpage. Với các trang này bạn phải thường xuyên cập nhật sản phẩm, đăng bài chia sẻ về các hoạt động liên quan để nâng cao tương tác và độ tin cậy cho khách hàng.
- Thiết kế website thời trang: Khi hoạt động kinh doanh đi vào ổn định, ngoài việc bán trên các trang mạng xã hội bạn nên mở 1 website riêng cho mình để không phải chịu sự quản lý của bất kì ai cũng như tăng uy tín, tin cậy, tính chuyên nghiệp cho shop online của mình.
Với website riêng bạn sẽ dễ dàng quản lý việc kinh doanh quần áo online, đặt hàng, tạo cổng thanh toán cho khách hàng. Bán hàng online quần áo trên website cũng đang đem loại một lợi nhuận khổng lồ cho các chủ shop.
>> Lời khuyên: Cho dù bạn bán quần áo theo hình thức nào thì việc xây dựng các kênh bán hàng online cũng vô cùng cần thiết trong thời buổi công nghệ như hiện nay.
2.4 Tìm nguồn hàng chất lượng, giá sỉ
Khi đã xác định được mục tiêu của mình cần hướng tới là gì, nhu cầu thị trường hiện tại ra sao thì bạn có thể dễ dàng hình dung được những sản phẩm bạn cần nhập về để bán là gì. Điều quan trọng là bạn cần phải tìm được những nguồn hàng chất lượng với giá cả phải chăng.
Hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp quần áo giá sỉ. Ở mỗi một nhà cung cấp đều có 1 lợi thế riêng, tốt nhất hãy cố tìm những nhà cung cấp có uy tín, đảm bảo, đầu vào tương đối, chế độ ưu đãi hay thanh toán linh hoạt cũng như phải đảm bảo sự uy tín về cả chất lượng cũng như số lượng. Đồng thời nhà cung cấp cần có đủ các loại kích cỡ, màu sắc để đảm bảo sự đa dạng cho sản phẩm của bạn. Một số nguồn nhập hàng bạn có thể tham khảo như sau:
a) Nhập hàng từ chợ đầu mối
Các chợ đầu mối tại các địa bàn trong cả nước là nơi tập trung nguồn bán buôn quần áo trẻ em phong phú, đa dạng về mẫu mã, chủng loại, màu sắc bắt mắt, tuy nhiên chất lượng không cao nhưng vẫn tương đối ổn định.
Bạn có thể nhập hàng từ các chợ đầu mối lớn như Chợ Ninh Hiệp, Đồng Xuân, An Đông, Tân Bình, Hạnh Thông Tây… đây là những nơi cung cấp nguồn hàng quần áo với số lượng khổng lồ, các mặt hàng tại đây khá phong phú về kiểu dáng, mẫu mã, chủng loại.
b) Nhập hàng từ nguồn hàng nước ngoài
Hoặc bạn có thể nhập hàng từ các nguồn hàng nước ngoài như Quảng Châu, Quảng Đông… qua hình thức đặt hàng trực tiếp trên trang: 1688.com, taobao.com.
c) Nhập hàng từ xưởng may
Bên cạnh đó, bạn có thể đến trực tiếp các xưởng sản xuất , các công ty may trong nước để đặt may sản phẩm. Điều này cũng giúp các bạn có thể nắm bắt kịp thời và cho ra thị trường các xu hướng thời trang hot trend ăn khách và đảm bảo về chất lượng cho sản phẩm của bạn.
2.5 Đừng bỏ qua khâu đóng gói
Khi kinh doanh thời trang chắc chắn bạn phải nghĩ đến sử dụng vật liệu nào để đựng quần áo cho khách hàng khi mua cũng như là khi giao hàng.
Đối với những người vừa khởi nghiệp kinh doanh thời trang bạn có thể chọn túi ni lông đựng quần áo. Bởi vì đây là sản phẩm có giá thành rẻ giúp bạn tiết kiệm chi phí cho khoản chi này.
Tuy là có giá thành khá rẻ những túi nilong lại vô cùng bền chắc, sử dụng túi nilong đựng quần áo có thể giúp các sản phẩm tránh được những ảnh hưởng của thời tiết như nắng, mưa mà còn có tính thẩm mỹ cũng rất cao.
Túi ni lông có nhiều màu sắc, kích thước để bạn lựa chọn cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Đặc biệt bạn còn có thể đặt in túi ni lông theo yêu cầu, bạn có thể tự mình thiết kế mẫu túi ni lông đẹp dành cho shop của mình điều này giúp mang lại sự tiện lợi và tính chuyên nghiệp cao cho cửa hàng cũng như giúp khách hàng nhớ đến shop của bạn lâu hơn.
Bên cạnh đó, nếu bạn kinh doanh quần áo online có thể lựa chọn túi niêm phong để đóng gói sản phẩm. Đây là cách đóng gói vừa nhanh vừa tiện lợi giúp tiết kiệm thời gian đóng gói lại vô cùng chuyên nghiệp. Túi niêm phong cũng không quá đắt, bạn có thể tìm đến những công ty sản xuất bao bì để đặt hàng cho phù hợp với yêu cầu của mình.
>> Các bạn xem thêm kinh nghiệm kinh doanh quần áo online
3. Cách đặt tên shop kinh doanh quần áo hay
Dù bạn kinh doanh thời trang với hình thức nào thì đặt tên cửa hàng là điều rất cần được chú trọng. Bởi khách hàng có nhớ đến shop của bạn không phần lớn dựa vào tên cửa hàng đấy. Dưới đây là những cách đặt tên cho shop quần áo hay.
3.1 Đặt tên cho shop quần áo theo tên sản phẩm
Dựa vào mặt hàng quần áo bạn kinh doanh như quần áo trẻ em, đồ thể thao, quần áo công sở…mà có thể lấy chính những sản phẩm này để đặt tên cho shop của bạn.
Đây là cách đặt tên được khá nhiều người lựa chọn do nó đơn giản và giúp khách hàng dễ nhớ đến mặt hàng kinh doanh của shop mình.
Khi đặt tên theo cách này bạn hãy tăng tính cá nhân cho shop bằng cách gắn kèm một cái tên riêng để tránh trùng lặp và dễ dàng nhận diện thương hiệu.
3.2 Đặt tên ngắn, độc lạ
Những cái tên ngắn, độc lạ sẽ làm cho khách hàng dễ nhớ, lại vô cùng ấn tượng và hiếm khi bị đụng hàng. Mà đồng thời còn giúp khách hàng ghi nhớ tên shop của bạn lâu hơn. Từ đó nhận diện thương hiệu shop hiệu quả hơn. Đặc biệt với các shop kinh doanh online thì tên cửa hàng càng ấn tượng càng tốt.
3.3 Đặt tên shop quần áo theo tên chủ shop
Đây là cách đặt tên shop quần áo vừa đơn giản vừa thể hiện được cái “tôi” của mình lại khẳng định bản thân một cách tốt nhất.
Nhưng nếu tên bạn không phù hợp để đặt tên cho shop thì có thể chọn một cái tên yêu thích của bạn, hoặc tên người bạn yêu quý cũng được.
3.4 Đặt tên shop quần áo theo đặc tính nổi bật của sản phẩm
Một cách đặt tên shop hay mà mang lại hiệu quả bất ngờ đó chính là đặt tên shop theo đặc tính riêng của sản phẩm. Sử dụng các từ liên quan đến thời trang và loại quần áo bạn bán giúp khách hàng biết được ngay là shop bạn bán những gì, chất lượng ra sao.
Nếu là shop quần áo nữ thì có thể đặt tên như: Eva de Eva, Tino Menswear 2.6
3.5 Đặt tên cho shop quần áo theo con số, địa chỉ
Đặt tên shop quần áo gắn với các con số hoặc địa chỉ của shop là một ý tưởng tuyệt vời vừa giúp bạn có một cái tên shop độc đáo không bị trùng lặp, vừa gây ấn tượng và dễ nhớ với khách hàng. Bạn có thể sử dụng bất kỳ 1 con số đẹp nào đấy như ngày tháng năm sinh của bạn.
3.6 Đặt tên shop quần áo bằng tiếng nước ngoài
Đặt tên shop bằng tiếng nước ngoài sẽ gia tăng sự đẳng cấp cho shop, nên đây cũng là một gợi ý cho bạn. Thiên về thời trang nữ, bạn có thể đặt tên shop quần áo của mình là Venus, Sweet Dream, She Boutique, Lady’s House,… Còn nếu muốn kinh doanh thời trang nam thì Adam Store, X-Men, Men’s World,…
Trên đây là những thông tin về những điều cần biết khi kinh doanh quần áo. Hy vọng những chia sẽ này phần nào giúp ích được các bạn trong dự án kinh doanh này nhé!
>> Các bạn xem thêm kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm